Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Táo bón được hình thành từ những nguyên nhân gì?

Từ xưa đến nay, táo bón là căn bệnh rất dễ gặp phải ở mọi người, kể cả bé sơ sinh. Việc mắc phải căn bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau nên mọi người cần tìm hiểu sơ về táo bón để có thể phòng ngừa và có phương pháp điều trị khi mắc phải. Vậy táo bón được hình thành từ những nguyên nhân gì?

Căn nguyên gây táo bón


Do tuổi tác: Tuổi càng cao, chức năng sinh lý bị suy giảm vì cơ hoành, cơ vùng xương chậu yếu đi, các dịch bài tiết của đường ruột cũng giảm đáng kể(dịch vị, dịch mật, dịch ruột). Thêm vào đó, sự co bóp của cơ trơn của đường tiêu hóa ngày càng yếu dần hoặc mắc bệnh nứt kẽ hậu môn gây khó khăn khi đại tiện càng làm cho táo bón tăng lên.


Chế độ dinh dưỡng: Ăn ít chất xơ, ít rau củ quả hoặc có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, kiêng khem quá mức, ăn ít, chán không muốn ăn nên chất cặn bã ít, phân ít không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng gây nên táo bón. Ngoài ra, uống ít nước cũng là nguyên nhân gây bệnh này.

Do dùng thuốc điều trị: Một số trường hợp do dùng thuốc điều trị chống trầm cảm, thuốc niêm mạc dạ dày hoặc quá lạm dụng một số thuốc nhuận tràng cũng gây tác dụng phụ như táo bón.


Do ít vận động: Ít vận động, lười vận động cũng là nguyên nhân gây táo bón. Đặc biệt, ở nước ta trong những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, dân văn phòng đang ngày càng tăng mạnh.

Do mắc một số bệnh khác: Những người mắc các bệnh điển hình như trĩ, đặc biệt là trĩ nội thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Khi nhịn đi đại tiện lâu và nhiều lần làm giảm phản xạ đại tiện, gây tích trữ phân dẫn đến táo bón.


Điều trị bệnh táo bón bằng một vài phương pháp sau:


Người bị táo bón cần uống đủ nước. Nguyên nhân gây táo bón chính là việc không cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân gây táo bón. Với những người bị táo bón cần uống nhiều nước. Khuyến cáo lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít, trong đó gồm nước có trong thức ăn  và nước uống ở các dạng khác nhau. Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng ẩm, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.



Tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ: Rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc; ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức. Các thức ăn như các đồ dầm giấm, các đồ xông khói, thịt gân, thịt bạc nhạc cũng là các chất nhuận tràng. Cám gạo cũng rất tốt cho những người bị táo bón. Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển làm cho quá trình đại tiện dễ dàng hơn.

Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau rền, mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu.

Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là rèn thói quen đi vào buổi sáng hoặc chiều tối khi không vội vã. Không rặn khi đi đại tiện để tránh các biến chứng như trĩ, nứt thành hậu môn.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Nguồn: trido3cocanphauthuatkhong.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét